Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/2/2025 quy định về hoạt động dạy thêm học thêm. Tuy nhiên, đối với từng tỉnh, thành phố sẽ có những quy định riêng cụ thể đối với hoạt động dạy thêm tại địa phương. Trong bài viết này, Luật Hồng Đức giới thiệu thủ tục xin giấy phép dạy thêm tại nhà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đối với các tổ chức/cá nhân có nhu cầu.
I. NGUYÊN TẮC DẠY THÊM, HỌC THÊM
Theo Điều 3 Thông tư quy định nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:
“1. Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
2. Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
3. Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
4. Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.”
Như vậy, việc dạy thêm học thêm phải đảm bảo các nguyên tắc trên. Phù hợp với người dạy – người học và đảm bảo các quy định của pháp luật liên quan đối với hoạt động này.
II. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP DẠY THÊM TẠI NHÀ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động phải xin phép theo thủ tục sau:
Bước 1: Đăng ký kinh doanh dạy thêm tại nhà
Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hộ kinh doanh để phù hợp với nhu cầu hoạt động.
- Đối với dạy thêm có quy mô lớn, nhiều học sinh và giáo viên: có thể lựa chọn mô hình doanh nghiệp
- Đối với hoạt động dạy thêm quy mô nhỏ, cá nhân: có thể lựa chọn mô hình hộ kinh doanh để dễ quản lý
Bước 2: Công khai thông tin giảng dạy
Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
Bước 3: Xin cấp phép hoạt động dạy thêm tại Sở giáo dục và đào tạo
III. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP DẠY THÊM TẠI NHÀ TẠI LUẬT HỒNG ĐỨC
Để hỗ trợ tổ chức, cá nhân có thể nhanh chóng thực hiện hoạt động dạy thêm. Luật Hồng Đức hỗ trợ trọn gói thủ tục xin cấp phép:
- Tư vấn về trình tự, thủ tục và điều kiện hoạt động;
- Tư vấn lựa chọn mô hình phù hợp với thực tế hoạt động của tổ chức/cá nhân;
- Tối ưu hóa các chi phí hợp lý, giảm thiểu rủi ro pháp lý khi hoạt động;
- Thay mặt tổ chức/cá nhân làm việc với cơ quan chức năng khi cần;
- Hỗ trợ hồ sơ nội bộ, tư vấn pháp lý suốt quá trình hoạt động;
- Dịch vụ pháp lý khác
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN HỒNG ĐỨC LAW
: Ngô Sĩ Liên, P.Tân Sơn, TP Thanh Hóa
: 0865.425.922
: luathongducthanhhoa.com
: luathongducth@gmail.com




