Home / Đầu tư nước ngoài / Văn phòng đại diện cty nước ngoài – Một số vấn đề pháp lý liên quan

Văn phòng đại diện cty nước ngoài – Một số vấn đề pháp lý liên quan

Thương nhân nước ngoài dự định thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cần nắm rõ các quy định pháp luật liên quan để thực hiện, hoạt động hợp pháp. Trong bài viết này, Luật Hồng Đức giới thiệu các vấn đề pháp lý cốt lõi liên quan đến một văn phòng đại diện cty nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thương nhân cân nhắc, xem xét và thực hiện. 

1. Bộ máy quản lý của văn phòng đại diện

Theo quy định, bộ máy quản lý, nhân sự của VPDD do thương nhân nước ngoài quy định.

Tuy nhiên, việc sử dụng lao động nước ngoài tại VPDD phải phù hợp với quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 

2. Trụ sở của văn phòng đại diện cty nước ngoài

  • Địa điểm đặt VPDD phải phù hợp quy định pháp luật Việt Nam về an ninh trật tự, an toàn vệ sinh lao động…
  • VPDD không được cho thuê, mượn trụ sở.

3. Tên văn phòng đại diện cty nước ngoài

  • Tên VPDD phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
  • Tên VPDD phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm cụm từ Văn phòng đại diện;
  • Tên VPDD phải được viết hoặc gắn tại trụ sở;
  • Tên VPDD được in hoặc viết nhỏ hơn tên của thương nhân nước ngoài.

4. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện có các chức năng sau:

  • Văn phòng liên lạc;
  • Tìm hiểu thị trường;
  • Xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh cho thương nhân.

5. Văn phòng đại diện có phải làm báo cáo không?

Câu trả lời là: Có

Trước ngày 30/1 hàng năm, Văn phòng đại diện phải làm thủ tục báo cáo hoạt động tới cơ quản quản lý của mình theo quy định. 

Ngoài ra, theo yêu cầu của cơ quan quản lý, VPDD phải báo cáo, giải trình các vấn đề theo yêu cầu đột xuất. 

6. Quy định về người đứng đầu văn phòng đại diện

  • Người đứng đầu VPDD phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và VPDD;
  • Khi xuất cảnh khỏi Việt Nam, người đứng đầu phải ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình;
  • Người đứng đầu VPDD có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài;
  • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau: 

 a) Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;

 b) Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;

 c) Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;

 d) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Trên đây là một số vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện cty nước ngoài tại Việt Nam. Thương nhân nước ngoài hiện có nhu cầu thành lập VPDD tại Việt Nam có thể tham khảo. 

Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ pháp lý trọn gói, vui lòng liên hệ chúng tôi:

Nếu bạn quan tâm đến thủ tục thành lập VPDD, vui lòng tham khảo:

Cấp giấy phép thành lập vpdd thương nhân nước ngoài tại Thanh Hóa

Cấp lại giấy phép thành lập vpdd thương nhân nước ngoài

Summary
Review Date
Reviewed Item
Tư vấn cụ thể, chi tiết, nhiệt tình. Cảm ơn cty
Author Rating
51star1star1star1star1star

Xem thêm

Mở văn phòng đại diện cty nước ngoài tại Thanh Hóa

Thương nhân nước ngoài (hay thường gọi là Công ty nước ngoài) muốn hoạt động …

Trả lời

0865 425 922