Home / Giấy phép con / Thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục tại Thanh Hóa

Thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục tại Thanh Hóa

Tốc độ phát triển kinh tế cao đòi hỏi khả năng và trình độ chuyên môn ngày càng cao đối với người lao động. Hiện nay, có nhiều lựa chọn để phát triển bản thân, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn. Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục ngày càng phát triển và cũng là lựa chọn của nhiều học sinh hoặc ngay cả người lao động. Doanh nghiệp đang cần thành lập trung tâm dạy nghề nhưng vướng mắc về mặt pháp lý, tham khảo bài viết này để có thể chuẩn bị tốt nhất.

1. Về Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Theo quy định hiện nay,“ Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên”.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể được tổ chức theo hình thức cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc tư thục. Trong phạm vi bài viết này thì chúng tôi chỉ đề cập đến trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động.

Như vậy, trung tâm giáo dục nghề nghiệp là một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Tương ứng với ngành nghề khác nhau để hỗ trợ người học đạt chất lượng tốt nhất trước khi tìm kiếm việc làm.

2. Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Để có thể thành lập trung tâm, tổ chức – doanh nghiệp phải đảm bảo được các điều kiện hoạt động như:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

b) Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị. Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2.

c) Vốn đầu tư thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng; đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng.

d) Đáp ứng điều kiện về nhân sự để thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định

3. Thủ tục xin cấp phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Doanh nghiệp, tổ chức xin cấp phép thực hiện theo các thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập

Doanh nghiệp, tổ chức chuẩn bị hồ sơ thành lập theo quy định. Tham khảo danh mục hồ sơ ở bài viết tại link này.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập

Đơn vị nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận của Sở lao động thương binh và xã hội cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt địa điểm. Nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Xử lý hồ sơ:

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra sơ bộ hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, gửi Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định) để tổ chức thẩm định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ. Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo kết quả thẩm định cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp.

– Trường hợp hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp đủ điều kiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận thẩm định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm dạy nghề. Trường hợp không quyết định thành lập, không cho phép thành lập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả là Quyết định cho phép thành lập hoặc thông báo sửa đổi hoàn thiện.

4. Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp tại Luật Hồng Đức

Chúng tôi hỗ trợ khách hàng trọn gói xin giấy phép:

  • Tư vấn về hồ sơ, thủ tục xin cấp phép
  • Tư vấn điều kiện thành lập và hoạt động
  • Tư vấn chuẩn bị cơ sở vật chất, set up để phục vụ tốt nhất cho quá trình thẩm định
  • Hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra, giải trình và làm việc với cơ quan có thẩm quyền
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả
  • Tư vấn pháp lý trọn gói

Quý khách hàng tham khảo dịch vụ liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HỒNG ĐỨC THANH HÓA

? : Ngô Sĩ Liên, P.Tân Sơn, TP Thanh Hóa

☎ : Mr Sơn – 0865.425.922

?: luathongducthanhhoa.com

? : luathongducth@gmail.com

Summary
Review Date
Reviewed Item
Tư vấn hỗ trợ nhiệt tình. Cảm ơn công ty nhiều
Author Rating
51star1star1star1star1star

Xem thêm

Giấy chứng nhận ATVSTP đối với cơ sở sản xuất ngũ cốc

Trước hiện trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường hiện nay. Nguy cơ …

Trả lời

0865 425 922