Hầu hết ở các tỉnh thành, quy trình thành lập doanh nghiệp đều có các bước cơ bản giống nhau. Các tổ chức cá nhân tham khảo bài viết sau để nắm được các bước thực hiện khi định hướng kinh doanh.
1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Đây là bước quan trọng ban đầu mà tổ chức, cá nhân cần quan tâm. Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì hiện nay tại Việt Nam có tất cả 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:
(1) Doanh nghiệp tư nhân;
(2) Công ty hợp danh;
(3) Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên;
(4) Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
(5) Công ty cổ phần;
Mỗi loại hình doanh nghiệp có ưu điểm, nhược điểm riêng. Thông thường khi kinh doanh đơn giản, vốn thấp sẽ chọn công ty TNHH, khi có nhiều thành viên, số vốn lớn, và muốn huy động nguồn vốn bên ngoài thì chọn công ty cổ phần. Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh ít được lựa chọn do phải chịu trách nhiệm pháp lý bằng toàn bộ tài sản của mình.
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để khởi nghiệp sẽ phụ thuộc vào ngành, nghề mà tổ chức, cá nhân có ý định đầu tư, mức vốn đầu tư, mục tiêu kinh doanh,… và nhiều yếu tố liên quan. Tùy vào tình hình hoạt động sau này, doanh nghiệp cũng có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp.
2. Đặt tên, chọn địa điểm, tra cứu ngành nghề kinh doanh, chuẩn bị hồ sơ
Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố bị phá sản. Do đó, tổ chức, cá nhân cần lưu ý đặt tên cần tra cứu trước, hoặc thay đổi một số yếu tố nếu vi phạm.
Theo Điều 42 Luật doanh nghiệp, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 thì trụ sở chính không được đặt tại chung cư chỉ có mục đích để ở.
Ghi đầy đủ ngành nghề cần đăng ký và mã ngành tại Thông tư số 27/2018/QĐ-TTg, lưu ý các ngành có điều kiện.
Hồ sơ đăng ký mỗi loại hình doanh nghiệp có yêu cầu riêng, cụ thể như sau:
(1) Doanh nghiệp tư nhân gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
(2) Công ty hợp danh gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao Giấy tờ pháp lý của thành viên công ty, của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
(3) Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu công ty; của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
(4) Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (công ty cổ phần).
- Bản sao Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao Giấy tờ pháp lý của thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Trình tự thủ tục, đăng ký thành lập
Nghị định Số 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp hướng dẫn việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu
– Có đủ giấy tờ theo quy định tại mục 2
– Chuẩn bị phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định;
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
– Nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Phòng ĐKKD trao Giấy biên nhận nếu hồ sơ đầy đủ;
Bước 3: Nhận kết quả
– Phòng ĐKKD cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng ĐKKD ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
4. Thành lập công ty tại Luật Hồng Đức
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Luật Hồng Đức về quy trình thành lập doanh nghiệp năm 2024. Bạn có thể tham khảo thực hiện. Hoặc nếu bạn không có thời gian và cần chúng tôi hỗ trợ dịch vụ, có thể liên hệ 0865425922. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất tới khách hàng.
- Miễn phí tư vấn về thủ tục, hồ sơ, quy trình thành lập doanh nghiệp;
- Miễn phí soạn thảo hồ sơ thành lập, hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
- Miễn phí hỗ trợ kê khai thuế ban đầu;
- Miễn phí báo cáo quý đầu tiên đối với doanh nghiệp không phát sinh;
- Miễn phí tư vấn pháp lý trong suốt quá trình hoạt động;
- Dịch vụ đăng ký nhanh chỉ trong 01 ngày làm việc.
Quý khách hàng tham khảo dịch vụ liên hệ:
CÔNG TY TNHH TV HỒNG ĐỨC LAW
: Ngô Sĩ Liên, P.Tân Sơn, TP Thanh Hóa
: 0865.425.922
: luathongducthanhhoa.com
: luathongducth@gmail.com