Chuyển đổi Hộ kinh doanh (HKD) thành doanh nghiệp (DN) là giải pháp giúp nâng cao số lượng và chất lượng doanh nghiệp, mang lại những hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ HKD được thông tin đầy đủ về quy trình chuyển đổi và tránh lo sợ thủ tục pháp lý phức tạp, tốn thời gian và chi phí.
1. Lợi ích của việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
- Sau khi chuyển đổi, DN sẽ dễ dàng hơn khi tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tài chính. Điều này giúp họ có đủ nguồn lực để mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư vào công nghệ, nâng cao năng suất.
- DN có tư cách pháp nhân rõ ràng hơn so với HKD, do đó dễ dàng xây dựng uy tín và niềm tin với khách hàng, đối tác và nhà cung cấp, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và phát triển thị trường mới.
- Với nguồn lực và khả năng đầu tư giúp DN nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng, giúp kinh doanh phát triển bền vững.
2. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi
HKD có thể chuyển đổi sang các loại hình doanh nghiệp như:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp danh;
- Công ty TNHH một thành viên;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần.
Tùy vào việc chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp nào sẽ có quy định riêng về hồ sơ. Theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao);
- Giấy tờ khác tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Lưu ý: Trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư thì hồ sơ phải có văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Thủ tục chuyển đổi
HKD chuyển đổi thành DN thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như tại Mục 2 và các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp 2020;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Đơn vị nộp hồ sơ qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan tiếp nhận là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ĐKDN. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng ĐKKD sẽ ra thông báo yêu cầu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận ĐKDN, Phòng ĐKKD gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký DN và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký HKD đến Cơ quan đăng ký kinh doanh HKD để thực hiện chấm dứt hoạt động HKD.
4. Dịch vụ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tại Hồng Đức Law
Chúng tôi cung cấp dịch vụ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp nhanh chóng, chi phí thấp nhất:
- Tư vấn về điều kiện, thủ tục thực hiện chuyển đổi;
- Soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu;
- Thay mặt khách hàng làm thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Nhận kết quả và bàn giao tại trụ sở của quý khách hàng;
- Hướng dẫn, tư vấn các thủ tục sau khi thực hiện chuyển đổi;
- Cung cấp biểu mẫu, tài liệu cần thiết theo yêu cầu;
- Tư vấn miễn phí 24/7.
Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ chúng tôi:
TƯ VẤN HỒNG ĐỨC THANH HÓA
: Ngô Sĩ Liên, P.Tân Sơn, TP Thanh Hóa
: Mr Sơn – 0865.425.922
: luathongducthanhhoa.com
: luathongducth@gmail.com