Home / Bài Viết Nổi Bật / Quy định về việc mượn hồ sơ của người khác để đi làm

Quy định về việc mượn hồ sơ của người khác để đi làm

Theo quy định hiện hành, việc mượn hồ sơ của người khác để đi làm là vi phạm nghĩa vụ trung thực khi giao kết HĐLĐ. Người cho người khác mượn giấy tờ pháp lý cá nhân (chứng minh thư, căn cước công dân) hay hồ sơ cá nhân của mình đi làm cũng gặp nhiều phiền phức khi giải quyết các chế độ về BHXH.

1. Mượn hồ sơ của người khác để đi làm là vi phạm Luật lao động

Tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật lao động quy định về nguyên tắc “trung thực” khi giao kết HĐLĐ. Giải thích rõ hơn tại khoản 2 Điều 16 như sau:

Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.”

Như vậy, trường hợp vi phạm này sẽ làm cho hợp đồng lao động đã ký kết bị vô hiệu theo điểm b khoản 1 Điều 49 Bộ luật lao động.

2. Quy định về xử lý vi phạm mượn hồ sơ đi làm

Khoản 4 Điều 10 của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định: “Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.

Ngoài ra, theo điểm d khoản 4 Điều 10 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi mượn chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người khác để làm hồ sơ giao kết hợp đồng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, và còn phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

3. Giải quyết bảo hiểm xã hội do việc mượn hồ sơ để đi làm

Vì nhiều nguyên nhân, NLĐ đã cho người thân, người quen mượn chứng minh nhân dân, hồ sơ cá nhân của mình để đi làm. Nhiều công ty do không kiểm tra kỹ hồ sơ hoặc thấy hồ sơ đã đầy đủ nên nhận NLĐ vào làm việc và đóng BHXH theo tên trong hồ sơ.

Trước đây, chế độ BHXH do việc mượn tên để đi làm sẽ được giải quyết khi cả hai người cho mượn tên và mượn tên đến Sở LĐTBXH làm cam kết về việc cho mượn tên để đi làm và chịu một mức xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, kể từ khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, thì việc mượn tên người khác để đi làm là hành vi vi phạm pháp luật, Cơ quan BHXH sẽ không còn xử lý như trước đây nữa, NLĐ muốn được nhận chế độ BHXH thì phải khởi kiện ra Tòa làm căn cứ để giải quyết theo thẩm quyền.

Bạn còn vướng mắc về vấn đề này hoặc các vụ việc khác, vui lòng liên hệ hotline: 0865.425.922 hoặc gửi email tới: luathongducth@gmail.com

Ngoài ra, mời bạn tham khảo thêm: Thủ tục & hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thanh Hóa

Summary
Review Date
Reviewed Item
Cảm ơn bài viết hữu ích của công ty
Author Rating
51star1star1star1star1star

Xem thêm

Thủ tục thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp

khi thành viên công ty chuyển nhượng phần vốn góp cần phải thực hiện thủ tục thay đổi ĐKND tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có thay đổi

Trả lời

0865 425 922