Home / Doanh Nghiệp / Một số vấn đề xung quanh thủ tục phá sản công ty tại Thanh Hóa

Một số vấn đề xung quanh thủ tục phá sản công ty tại Thanh Hóa

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Về điều kiện và thủ tục phá sản công ty, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết Phá sản doanh nghiệp – Điều kiện và thủ tục mới nhất.

Tại bài viết này, chúng tôi cập nhật một số vấn đề liên quan tới thủ tục này để bạn đọc nắm bắt, hiểu và có thể thực hiện dễ dàng.

Thứ nhất, ai có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản?

Theo quy định hiện nay, người có quyền nghĩa vụ nộp đơn phá sản bao gồm:

  • Chủ nợ không có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán;
  • Người lao động, công đoàn;
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị;
  • cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng  có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty khi công ty mất khả năng thanh toán…

Thứ 2: Lệ phí phá sản là bao nhiêu?

  • Hiện nay, lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,5 triệu đồng;
  • Những trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án bao gồm:

– Người lao động, công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.

– Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Thứ ba: Chi phí phá sản là gì? Tính thế nào?

Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và chi phí khác theo pháp luật.

Mức thù lao được xác định dựa vào thỏa thuận hoặc tính theo tỷ lệ trên tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý.

Tham khảo mức tính thù lao tại Nghị định số 22/2015/NĐ-CP

Thứ tư: Thứ tự ưu tiên thanh toán khi công ty bị phá sản

Thứ tự phân chia tài sản khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản như sau:

– Chi phí phá sản;

– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân;

Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các chi phí theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Trên đây là một số nội dung chính xoay quanh thủ tục phá sản doanh nghiệp. Luật Hồng Đức cung cấp thông tin pháp lý tới bạn đọc để nắm bắt và thực hiện.

Tư vấn Hồng Đức tư vấn và hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp tại Thanh Hóa. Quý khách hàng cần hỗ trợ liên hệ chúng tôi qua Hotline 0865425922 để được tư vấn miễn phí.

Ngoài ra, chúng tôi hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp trên toàn quốc với chi phí hợp lý nhất, tiết kiệm nhất. Bạn đọc có thể tham khảo để được hỗ trợ.

Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ chúng tôi:

TƯ VẤN HỒNG ĐỨC THANH HÓA

? : Ngô Sĩ Liên, P.Tân Sơn, TP Thanh Hóa

☎ : Mr Sơn – 0865.425.922

?: luathongducthanhhoa.com

? : luathongducth@gmail.com

 

Summary
Review Date
Reviewed Item
Tư vấn nhiệt tình, cảm ơn công ty
Author Rating
51star1star1star1star1star

Xem thêm

Phá sản doanh nghiệp – Điều kiện và thủ tục mới nhất

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp không còn hoạt động nhưng vẫn chưa làm thủ …

Trả lời

0865 425 922