Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp để đảm bảo quyền và lợi ích cho người còn lại. Pháp luật không cho phép thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn.
1. Các trường hợp không được ly hôn đơn phương?
Theo quy định tại Điều 51 và Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình, các trường hợp không được đơn phương ly hôn bao gồm:
1. Không có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
2. Có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng nhưng không làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trên thực tế, phải xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng có thật sự là đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng hay không. Do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh những vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể mà chúng ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn như:
• Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp mang thai/sinh con/đang nuôi con, như vậy người chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn;
• Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;
• Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;
• Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
4. Vợ hoặc chồng mất tích nhưng chưa có Tuyên bố mất tích của Tòa án thì Tòa án sẽ không giải quyết cho ly hôn.
5. Trường hợp khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì Tòa án sẽ không giải quyết ly hôn nếu rơi vào một trong hai trường hợp sau:
• Người yêu cầu ly hôn không phải là cha, mẹ, người thân thích khác của người bị bệnh.
• Không có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người bị bệnh.
Như vậy, không phải mọi trường hợp vợ hoặc chồng có quyền ly hôn đơn phương. Việc ly hôn cần có căn cứ theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục ly hôn đơn phương
Ngoài những trường hợp không được pháp luật cho phép thực hiện đơn phương ly hôn. Các trường hợp có đủ căn cứ để thực hiện thủ tục ly hôn. Bạn có thể tiến hành thủ tục theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn
Hồ sơ ly hôn bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn ly hôn đơn phương (theo mẫu)
- Đăng ký kết hôn;
- Bản sao căn cước/chứng minh nhân dân của vợ/chồng
- Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có)
- Giấy tờ liên quan đến tài sản chung vợ chồng khi ly hôn;
- Giấy tờ liên quan đến nợ chung;
- Xác nhận cư trú của vợ/chồng
- Tài liệu khác nếu có yêu cầu
Vợ hoặc chồng – người muốn đơn phương ly hôn phải cung cấp hồ sơ đầy đủ cho Tòa án. Đối với các trường hợp có hành vi bạo lực gia đình cần phải cung cấp các giấy tờ chứng minh: kết quả giám định, phim chụp…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định.
- Đối với ly hôn không có yếu tố nước ngoài, bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp Quận/huyện
- Đối với ly hôn có yếu tố nước ngoài, nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Tòa án xem xét hồ sơ và tiếp nhận giải quyết. Thông thường thời gian giải quyết thủ tục tối thiểu 4 tháng. Nhiều trường hợp phức tạp, có tranh chấp thời gian có thể kéo dài hơn.
- Tòa án nhận đơn, xem xét tiếp nhận trong thời gian 5 ngày làm việc;
- Thông báo tạm ứng án phí cho nguyên đơn;
- Tòa án có quyết định thụ lý vụ án;
- Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định. Nếu hòa giải thành sẽ ban hành quyết định hòa giải thành. Nếu hòa giải không thành, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành, quyết định đưa vụ án ra xét xử
- Tòa gửi giấy triệu tập cho các bên, tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm để giải quyết vụ án.
Thủ tục ly hôn đơn phương sẽ mất khá nhiều thời gian. Nếu bạn cần hỗ trợ nhanh chóng với chi phí hợp lý, liên hệ chúng tôi để được tư vấn 0865425922.
3. Dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương tại Tư vấn Hồng Đức
Ly hôn đơn phương phức tạp hơn khá nhiều so với ly hôn thuận tình. Để giải quyết thủ tục này một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chấm dứt những mệt mỏi căng thẳng không đáng có. Bạn cần có sự hỗ trợ, tư vấn của các Luật sư, chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.
Luật Hồng Đức – tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói, nhanh chóng:
- Tư vấn về điều kiện ly hôn đơn phương;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục thực hiện;
- Giải đáp quy trình, thời gian thực hiện thủ tục;
- Giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn;
- Hướng dẫn giải quyết khi đối phương cố tình không ly hôn.
Quý khách có thể tham khảo thêm về thủ tục đơn phương ly hôn trong bài viết Thủ tục ly hôn đơn phương tại Thanh Hóa – LH 0865425922
Hoặc bạn đọc cần tư vấn hỗ trợ dịch vụ thành lập công ty, tư vấn doanh nghiệp toàn quốc tham khảo tại đây.
Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ chúng tôi:
TƯ VẤN HỒNG ĐỨC THANH HÓA
: Ngô Sĩ Liên, P.Tân Sơn, TP Thanh Hóa
: Mr Sơn – 0865.425.922
: luathongducthanhhoa.com
: luathongducth@gmail.com




