Home / Bài Viết Nổi Bật / Hợp đồng chuyển nhượng mình chồng hoặc vợ ký tên có hiệu lực không

Hợp đồng chuyển nhượng mình chồng hoặc vợ ký tên có hiệu lực không

Hiện nay, trong quá trình nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác. Có rất nhiều trường hợp đã làm hợp đồng chuyển nhượng, tuy nhiên trên hợp đồng chỉ có chữ ký của vợ hoặc chồng. Không có đầy đủ cả 2 chữ ký của người chuyển nhượng. Điều này gây khá nhiều lo lắng và rắc rối cho người nhận chuyển nhượng. Đặc biệt khi đi làm thủ tục cấp đổi GCNQSDĐ sang tên mình. Vậy vấn đề này được pháp luật quy định thế nào? Khi nào thì hợp đồng chuyển nhượng chỉ có một chữ ký của vợ hoặc chồng được công nhận hiệu lực. Từ đó giúp bảo vệ tối đa quyền lợi của người nhận chuyển nhượng trong trường hợp này.

1. Quy định về tài sản chung vợ chồng trong hôn nhân

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia tại khoản 2, điều 33:

“2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.”

Tại Điều 35 Luật Hôn nhân gia đình có quy định:

“Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Như vậy, đối với tài sản chung của vợ chồng thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của cả 2 vợ chồng. Hoặc có văn bản thỏa thuận cụ thể của 2 vợ chồng đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

2. Trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng ký vào hợp đồng chuyển nhượng?

Nếu khi thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ chỉ có một bên vợ hoặc chồng ký tên, thì phải xem xét 2 trường hợp như sau:

2.1. Trường hợp có thỏa thuận vợ chồng

Nếu trường hợp 2 vợ chồng có thỏa thuận cử một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng => Phải xác định hợp đồng này vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, việc thỏa thuận của 2 vợ chồng phải được lập thành văn bản theo quy định pháp luật.

2.2. Trường hợp không có thỏa thuận vợ chồng

Đối với trường hợp này, nếu căn cứ vào các quy định tại mục 1 của bài viết, thì việc chỉ có mình vợ hoặc chồng ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng là không hợp pháp. Vì không có sự thỏa thuận của vợ/chồng mà người còn lại đã tự ý định đoạt tài sản chung thì vi phạm quy định về sở hữu tài sản chung vợ chồng.

Do đó, sẽ dẫn đến trường hợp hợp đồng chuyển nhượng được xác định là vô hiệu.

Tuy nhiên, hiện nay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nhận chuyển nhượng. Pháp luật đã có ngoại lệ đối với trường hợp hợp đồng chuyển nhượng chỉ một bên ký tên. Song, hợp đồng này vẫn được công nhận hiệu lực. Án lệ số 04/2026/AL đã làm rõ về việc chuyển nhượng đất chỉ có một người ký tên trong hợp đồng.

Theo nội dung án lệ thì:

“Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.”

Như vậy, mặc dù trường hợp vợ hoặc chồng không ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, người đó biết và không phản đối, người mua đã sử dụng công khai sau khi nhận chuyển nhượng. Thì phải xác định người không ký tên trong hợp đồng đã đồng ý với việc chuyển nhượng. Từ đó, xác định hợp đồng chuyển nhượng hoàn toàn có hiệu lực. 

Án lệ 04/2016/AL đã giải quyết vướng mắc triệt để, đồng thời bảo vệ cho người nhận chuyển nhượng. Tránh trường hợp người bán vì thấy giá đất tăng mà gây khó khăn cho người mua khi làm thủ tục sang tên. Hoặc không muốn bán nữa, đòi lại quyền sử dụng đất. 

=>>> KẾT LUẬN: Không phải trường hợp nào hợp đồng chuyển nhượng không có chữ ký của một bên vợ chồng thì đều vô hiệu. Do đó, phải xác định cụ thể nội dung của vụ việc để có thể giải quyết triệt để. 

Quý khách hàng đang gặp vướng mắc khi giải quyết trường hợp tương tự, có thể liên hệ Luật Hồng Đức để được tư vấn miễn phí. 

Trường hợp cần hỗ trợ pháp lý trọn gói, vui lòng tham khảo dịch vụ của chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TV HỒNG ĐỨC LAW

? : Ngô Sĩ Liên, P.Tân Sơn, TP Thanh Hóa

☎ : Mr Sơn – 0865.425.922

?: luathongducthanhhoa.com

? : luathongducth@gmail.com

Summary
Review Date
Reviewed Item
Bài viết hữu ích. cảm ơn thông tin quý công ty cung cấp
Author Rating
51star1star1star1star1star

Xem thêm

ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thị trường Việt Nam ngày …

Trả lời

0865 425 922