Cơ sở sản xuất nước đá, sản xuất kinh doanh đá viên – đá lạnh tại Thanh Hóa phải xin giấy phép vệ sinh thực phẩm theo quy định. Tuy nhiên, để có thể xin được giấy phép nhanh chóng không mất thời gian và nhiều chi phí. Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu cần thiết theo quy định. Các bạn có thể tham khảo bài tư vấn dưới đây của chúng tôi để chuẩn bị đầy đủ nhất.
1. ĐIỀU KIỆN XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH THỰC PHẨM CHO CƠ SỞ ĐÁ VIÊN
Cơ sở sản xuất đá viên cần đáp ứng các điều kiện như:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH THỰC PHẨM
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đơn vị chuẩn bị 01 Bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định. Một số giấy tờ như sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01, Phụ lục I, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở).
– Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận của Sở y tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Nhận phiếu hẹn và giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Đơn vị phụ trách tiến hành kiểm tra hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, Sở sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở để xác định cơ sở có đảm bảo điều kiện hoạt động hay không. Trường hợp đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở cấp giấy phép cho đơn vị. Trường hợp chưa đủ điều kiện sẽ có thông báo bổ sung để hoàn thiện.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy phép an toàn thực phẩm hoặc thông báo yêu cầu hoàn thiện cơ sở đối với đơn vị kinh doanh.
DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI TƯ VẤN HỒNG ĐỨC
Tư vấn Hồng Đức là đơn vị uy tín, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giấy phép vệ sinh thực phẩm. Với nhiều năm kinh nghiệm xin giấy phép cho rất nhiều nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất thực phẩm. Chúng tôi cam kết cung cấp tới khách hàng dịch vụ tốt nhất – nhanh nhất – tiết kiệm nhất
- Dịch vụ chuyên nghiệp nhất
- Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm
- Chi phí rẻ nhất
- Tư vấn pháp lý miễn phí trong suốt quá trình hoạt động
- Cung cấp các tài liệu nội bộ, hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp
- Cập nhật cho khách hàng những quy định pháp lý mới nhất
Quý khách hàng tham khảo dịch vụ liên hệ:
CÔNG TY TNHH TV HỒNG ĐỨC LAW
: Ngô Sĩ Liên, P.Tân Sơn, TP Thanh Hóa
: 0865.425.922
: luathongducthanhhoa.com
: luathongducth@gmail.com
Fb: Công ty Luật Hồng Đức -HDLaw




