Home / Bài Viết Nổi Bật / Dịch vụ thành lập công ty giáo dục tại Thanh Hóa – LH 0865425922

Dịch vụ thành lập công ty giáo dục tại Thanh Hóa – LH 0865425922

Hiện nay, đối với các tổ chức/cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là hoạt động dạy thêm – học thêm phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy thủ tục thành lập công ty giáo dục hoạt động dạy thêm học thêm như thế nào? Sau khi thành lập công ty cần phải làm gì để đủ điều kiện giảng dạy? Luật Hồng Đức cung cấp các thông tin để bạn đọc tham khảo. Trường hợp cần tư vấn chuyên sâu, vui lòng liên hệ hotline 0865425922 để được chuyên viên pháp lý của chúng tôi hỗ trợ.

I. THÀNH LẬP CÔNG TY GIÁO DỤC THẾ NÀO?

Trước khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp hoạt động giáo dục, bạn phải đảm ứng các điều kiện cần thiết. Và bạn không thuộc đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

1. Các trường hợp bị cấm trong thành lập doanh nghiệp:

Theo quy định tại khoản 2, điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

“a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”

2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp

Đối với hoạt động “Dạy thêm – học thêm” thuộc nhóm ngành Giáo dục. Vì vậy bạn phải đăng ký các ngành nghề liên quan trong nhóm ngành giáo dục. Hoạt động dạy thêm có thể đưa vào ngành:

  • Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (Mã ngành 8559)

Ngoài ra, tổ chức/cá nhân thành lập doanh nghiệp lưu ý thêm các điều kiện khác như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật…

Nếu cần tư vấn cụ thể về các điều kiện trên, có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0865425922.

3. Thực hiện thủ tục thành lập công ty giáo dục tại Sở kế hoạch và đầu tư

  • Tổ chức/cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp qua hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Về thủ tục nộp hồ sơ trực tuyến, có thể tham khảo hướng dẫn của HDLAW theo link bài: Hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng ở Thanh Hóa – 0865 425 922;
  • Trong thời gian 4 ngày làm việc, Sở kế hoạch đầu tư xem xét và xử lý hồ sơ;
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức/cá nhân;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Sở kế hoạch có thông báo sửa đổi bổ sung để tổ chức/cá nhân hoàn thiện;
  • Nhận kết quả tại bộ phận trả kết quả.

Chi tiết thủ tục có thể tham khảo thêm tại đây.

II. SAU THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ CẦN XIN GIẤY PHÉP DẠY THÊM KHÔNG?

Hiện nay, theo quy định mới nhất tại Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Kinh doanh ngành nghề dạy thêm chưa có quy định về việc xin giấy phép. 

Theo thông tư này, tổ chức/cá nhân hoạt động dạy thêm phải thực hiện: 

  • Đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật;
  • Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Luật Hồng Đức tại các quy định trước đây đối với hoạt động dạy thêm. Tổ chức/cá nhân kinh doanh vẫn phải thực hiện thủ tục cấp phép tại Sở giáo dục và đào tạo. 

Cũng theo định hướng của chúng tôi, đặc biệt tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động này. Việc quy định về giấy phép con đối với hoạt động dạy thêm là cần thiết. Trong tương lai khả năng sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn đối với hoạt động này.

Bạn đọc tham khảo thêm các điều kiện kinh doanh dạy thêm học thêm tại bài viết: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định dạy thêm học thêm

Trên đây là những thông tin tổng hợp đối với việc thành lập công ty giáo dục mà Luật Hồng Đức cung cấp. Mọi vấn đề cần giải đáp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN HỒNG ĐỨC LAW

? : Ngô Sĩ Liên, P.Tân Sơn, TP Thanh Hóa

☎ : 0865.425.922

?: luathongducthanhhoa.com

? : luathongducth@gmail.com

Summary
Review Date
Reviewed Item
Tư vấn nhiệt tình, thủ tục nhanh gọn
Author Rating
51star1star1star1star1star

Xem thêm

Điều kiện và Thủ tục thành lập Trung tâm ngoại ngữ theo Nghị định mới 125/2024/NĐ-CP

Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự thành lập trung tâm ngoại ngữ theo nghị định mới 125/NĐ_CP

Trả lời

0865 425 922